[ ENGLISH ] 

TIỂU SỬ

 

TÔN ĐỨC TULKU NETEN RINPOCHE TENZIN GELEK

 

  

KHENPO RINPOCHE NETEN TULKU TENZIN GELEK, VIỆN TRƯỞNG THỨ 92

của Tu Viện SeraMey, ẤN ĐỘ

 

LẠT MA THỦ NGÔI HÓA THÂN ĐỜI THỨ CHÍN của

Tu Viện Jungpa ờ Lithang, tỉnh Kham TÂY TẠNG

 

VỊ SÁNG LẬP, VIỆN TRƯỞNG & BẬC THẦY TÂM LINH của

Viện Phật Học Jam Tse Cho Ling (Trung Tâm Chính) ở Toronto, CANADA

Chùa Tây Tạng Jam Tse Cho Ling ở Calgary, CANADA

Tu Viện Neten Choeling Monastery ở Golche, vùng núi Hy Mã Lạp Sơn, NEPAL

 

LẠT MA THỦ NGÔI ĐẦU TIÊN của

Đại Pháp Hội Truyền Thống Hoàng Mạo Lhaden Monlam Chenmo, CANADA

 

 

Ngược dòng lịch sử, tại Ấn Độ có đến 16 bậc A La Hán và giòng Tulku Neten bắt đầu từ bậc A La Hán thứ 11 Ngài Lam Tran Ten Pharpha LamChung ( tiếng Việt là Chu Lợi Bàn Đà Dà hay còn gọi là Châu Lợi Bàn Đặc ). ***

 

Ngài Chu Lợi Bàn Đà Dà đã hóa thân nhiều lần ở Ấn Độ và Tây Tạng dưới dạng Bồ Tát Mahasiddha và sau đó trở thành Ngài Tulku Neten Kunga Bum, một vị hóa thân trong sáu Neten đệ tử của Lạt Ma Je Tsongkhapa.

 

Ngài Tulku Neten Kunga Bum hóa thân đời thứ 1 TẠO DỰNG tu viện Jungpa, ở Lithang, tỉnh Kham, Tây Tạng. His Eminence Tulku Neten Rinpoche Tenzin Gelek hiện thời, ra đời một năm sau khi vị Lạt Ma Tulku Neten Ngawang Lobsang Kunga hóa thân đời thứ 8 viên tịch.

 

Năm 1986 tại Tu Viện SeraMey miền nam Ấn Độ, Đức Dalai Lama thứ 14 đã chính thức lên ngôi Ngài Tulku Neten Rinpoche Tenzin Gelek hiện thời, là vị LẠT MA THỦ NGÔI đời thứ 9 của giòng Tulku Neten hóa thân, tiếp tục hướng dẫn và duy trì tu viện Jungpa ở Lithang tỉnh Kham, Tây Tạng. Trước khi được lên bậc Lạt Ma Thủ Ngôi, Ngài đã là một vị học giả nổi tiếng của Đại Học Phật Giáo SeraMey.

 

Sau khi đạt bằng cấp cao nhất Geshe Lharampa ( Ph.D Tiến sĩ Phật học về Kinh Điển ) tại Đại Học Phật Giáo SeraMey, Ngài Tulku Neten Rinpoche tiếp tục tu tập thêm tại tu viện Mật Tông Gyumed ở Ấn Độ. Sau những năm tinh tấn tu học và thực hành giáo pháp, ngài thành công trong khóa thi với sự hiện diện của Đức Dalai Lama thứ 14 cùng hội đồng viện trưởng của tu viện Gyumed và các tu viện khác. Ngài lãnh bằng Ngagrampa ( Bằng cấp cao nhất về Mật Điển ) và đảm nhận trách nhiệm làm vị Thầy Kỷ Luật cũng như giảng dạy ở tu viện Mật Tông Gyumed. Sau đó ngài trở lại dạy cho chư tăng ở Đại Học Phật Giáo SeraMey.

 

Năm 2006, Ngài Tulku Neten Rinpoche Tenzin Gelek chính thức định cư tại Toronto Canada và hoằng Pháp khắp nơi trên thế giới trong mọi lãnh vực về tôn giáo, tâm linh, giáo dục, sức khỏe và xã hội.

 

Ngày 4 tháng 4 năm 2024, Ngài Tulku Neten Rinpoche đã được Đức Đà Lai Lạt Ma thứ 14 tuyển chọn để nhiệm chức KHENPO RINPOCHE NETEN TULKU TENZIN GELEK, Viện Trưởng thứ 92 của Tu Viện SeraMey ở Ấn Độ.

 

 

 

[ TU VIỆN JUNGPA Ở LITHANG, TỈNH KHAM TÂY TẠNG ]

 

Từ năm 2003 cho đến năm 2009, Ngài Tulku Neten Rinpoche Tenzin Gelek hóa thân đời thứ 9 hiện thời đã XÂY CẤT HOÀN TOÀN LẠI Tu Viện Jungpa chín đời của ngài mà trước đó đã bị phá hũy tại Jungpa-Lithang thuộc tỉnh Kham, Tây Tạng

 

Từ năm 2014 cho đến năm 2017, một ĐẠO TRÀNG MỚI (Nyungne Lhakhang) đã được Ngài Tulku Neten Rinpoche hổ trợ để xây cất bên cạnh tu viện Jungpa cho dân chúng vùng Jungpa Lithang đến cầu nguyện và tu tập.

 

 

[ VIỆN PHẬT HỌC JAM TSE CHO LING Ở TORONTO, ONTARIO CANADA ]

 

Năm 2009, Ngài Tulku Neten Rinpoche thành lập Viện Phật Học Jam Tse Cho Ling tại Toronto, tỉnh Ontario, Canada.

 

Ngày 19 tháng 8 năm 2010, Viện Phật Học Jam Tse Cho Ling tìm được địa điểm cố định, tiện lợi cho sự hoằng Pháp và tu tập. Công cuộc sửa sang tạm thời hoàn tất đúng lúc để tu viện có thể chính thức làm lễ an vị Phật và sinh hoạt vào tháng 11 năm 2010.

 

Ngày 12 tháng 6 năm 2011, công trình thiết kế và xây cất chánh điện cũng như trang trí trong ngoài Viện Phật Học tạm ổn định và lễ khánh thành được chính thức khai mạc.

 

 

[ CHÙA TÂY TẠNG JAM TSE CHO LING Ở CALGARY, ALBERTA CANADA ]

 

Ngày 14 tháng 12 năm 2012, Ngài Tulku Neten Rinpoche thành lập Chùa Jam Tse Cho Ling Tibetan Buddhist Temple tại Calgary, tỉnh Alberta, Canada.

 

Ngày 1 tháng 10 năm 2013, sau khi hoàn thành những gì cần thiết cho chánh điện của Chùa như bàn thờ, tượng Phật, thangkars, pháp khí cho nghi lễ, kinh sách, tọa cụ, vân vân... Ngài bắt đầu hướng dẫn tu học và sinh hoạt tại địa điểm tạm thời

 

Tháng 1 năm 2014, Ngài Tulku Neten Rinpoche đã thực hiện được kế hoặch đưa đệ tử của Ngài là Geshe Lharampa Trinley Gyatso từ tu viện SeraMey ở Ấn Độ sang Canada để hoằng Pháp và phật sự được bắt đầu tại Chùa Jam Tse Cho Ling ở Calgary.

 

Tháng 3 năm 2020, Chùa Tây Tạng Jam Tse Cho Ling tìm được một cơ sở mới. Công trình sửa sang bắt đầu từ tháng 8 năm 2020

 

Ngày 27 tháng 8 năm 2022: Lễ khánh thành Chùa Tây Tạng Jam Tse Cho Ling tại địa điểm cố định 924 - 36 Street SE, Calgary Alberta Canada

 

 

[ LHADEN MONLAM CHENMO CANADA - ĐẠI PHÁP HỘI NÀY ĐƯỢC TỔ CHỨC HẰNG NĂM - TỪ NĂM 2015 CHO ĐẾN BÂY GIỜ ...]

 

Tháng 1 năm 2015, Ngài Tulku Neten Rinpoche chấp nhận sự thỉnh cầu của chư tăng thuộc phái Hoàng Mạo Gelugpa để nhận lãnh nhiệm vụ làm vị LẠT MA THỦ NGÔI đầu tiên của Đại Pháp Hội Lhaden (Gelug) Monlam Chenmo Canada, thành lập vào năm 2015. Lhaden (Gelug) Monlam Chenmo Canada có nghĩa là Đại Pháp Hội của truyền thống Hoàng Mạo, kết hợp tất cả chư tăng ở Canada.

 

 

[ TU VIỆN NETEN CHOELING Ở GOLCHE, NEPAL ]

 

Năm 2023, Ngài Tulku Neten Rinpoche thành lập Tu Viện mới "Neten Choeling Monastery" tại Golche, vùng núi Hy Mã Lạp Sơn ở Nepal.  Tu Viện này hiện thời đang trong quá trình xây cất.

 

 

 

GIÒNG TRUYỀN THỪA CỦA NGÀI TULKU NETEN

 

Bắt đầu từ Bậc A La Hán thứ 11 Lam Tran Ten Pharpha LamChung ( tiếng Việt là Chu Lợi Bàn Đà Dà hay còn gọi là Châu Lợi Bàn Đặc ) đã hóa thân nhiều lần dưới dạng

 

1. Tulku Neten Kunga Bum (Kunga Gyaltsen) - hóa thân đời thứ nhất

2. Tulku Neten Choejong - hóa thân đời thứ hai

3. Tulku Neten Ngawang Choeden - hóa thân đời thứ ba

4. Tulku Neten Tsultrim Tenzin - hóa thân đời thứ tư

5. Tulku Neten Lobsang Yarphel - hóa thân đời thứ năm

6. Tulku Neten Lobsang Peljor - hóa thân đời thứ sáu

7. Tulku Neten ChoeSang (Lobsang Chodrak) - hóa thân đời thứ bảy

8. Tulku Neten Ngawang Lobsang Kunga - hóa thân đời thứ tám

9. Tulku Neten Rinpoche Tenzin Gelek (His Eminence Tulku Neten Rinpoche đương thời) - hóa thân đời thứ chín

 

 

 

( Nhấn lên những hình dưới đây để biết thêm chi tiết )

 

LỄ LÊN NGÔI tại Tu Viện SeraMey, Ấn Độ để trở thành

Vị LẠT MA THỦ NGÔI HÓA THÂN ĐỜI THỨ CHÍN của TU VIỆN JUNGPA ở LITHANG, TÂY TẠNG

 

          

 

 

[ TU VIỆN JUNGPA Ở LITHANG, TỈNH KHAM, TÂY TẠNG ]  

 

 

 

 

 

 

GIẢNG SƯ VÀ LUẬN SƯ của

Đại Học Phật Giáo SeraMey & Tu Viện Mật Tông Gyumed, ẤN ĐỘ

 

   

 

 

 

 

 

VỊ SÁNG LẬP, VIỆN TRƯỞNG & BẬC THẦY TÂM LINH của

Viện Phật Học Jam Tse Cho Ling (Trung Tâm Chính) ở Toronto, CANADA

Chùa Tây Tạng Jam Tse Cho Ling ở Calgary, CANADA

Tu Viện Neten Choeling Monastery ở Golche, NEPAL

                                       

                                   

[ VIỆN PHẬT HỌC JAM TSE CHO LING (TRUNG TÂM CHÍNH) Ở TORONTO, ONTARIO CANADA ]

 

 

 

[ CHÙA TÂY TẠNG JAM TSE CHO LING Ở CALGARY, ALBERTA CANADA ]

 

 

 

[ TU VIỆN NETEN CHOELING MONASTERY Ở GOLCHE, NEPAL ]

 

 

 

 

 

LẠT MA THỦ NGÔI ĐẦU TIÊN của

Đại Pháp Hội Truyền Thống Hoàng Mạo Lhaden Monlam Chenmo, CANADA

 

   

 

 

 

 

LẠT MA THỦ NGÔI HÓA THÂN ĐỜI THỨ CHÍN CỦA CỘNG ĐỒNG TU SĨ JUNGPA Ở TỊNH THẤT JUNGPA TRONG TU VIỆN SERAMEY Ở ẤN ĐỘ

 

 

 

 

 

 

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ TIỀN THÂN

CỦA NGÀI TULKU NETEN RINPOCHE TENZIN GELEK HIỆN THỜI

 

 

 

 

 

 HOẰNG PHÁP & PHẬT SỰ LỢI THA

 

             

 

 

 

 

 NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC THÀNH TỰU

 

      

Những dự án thực hiện ở Canada & ngoài nước   

 

Phật sự Từ Thiện

 

 

Kinh sách luận giải & dịch thuật

 

 

 

 

HÌNH ẢNH LƯU NIỆM CỦA NGÀI TULKU NETEN RINPOCHE HOÁ THÂN ĐỜI THỨ 9

 

 

 

 

 

***  Tôn Đức Tulku Neten Rinpoche Hóa Thân đời thứ 9, Bậc Thánh Chu Lợi Bàn Đà Dà mà đã đạt được qủa vị A La Hán nhờ sự lau chùi chánh điện.

 

Xưa kia, có một gia đình bà la môn luôn mất con trai sau khi sinh ra. Một người gìa hàng xóm nói với họ là sẽ giúp đỡ nếu có được một đứa con trai khác. Sau khi đứa con mới chào đời, bà ta giao việc cho một cô gái để đem đứa bé ra ngoài đường lớn và nếu có một bậc tu hành hay bà la môn đi ngang qua, cô ta phải kính lễ và xin ban phép lành cho nó. Khi mặt trời lặn, nếu đứa bé còn sống thì mang về, nếu chết thì liệng xác đi. Đứa bé còn sống khi mặt trời lặn nên cô gái mang về nhà và sau đó được đặt tên là Mahapantaka (nghĩa là con đường lớn).

 

Một thời gian sau, gia đình nầy lại có thêm một đứa con trai và bà gìa hàng xóm cũng đến giúp đỡ. Bà ta đưa đứa bé cho một cô gái khác và giao việc giống như lần trước. Cô gái nầy lười biếng, chỉ đi đến con đường nhỏ. Suốt cả ngày không có vị bà la môn hay tu sĩ nào ngang qua, chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết được chuyện nầy, đến gặp và ban hồng ân. Đứa bé còn sống khi mặt trời lặn nên cô gái mang về nhà và được đặt tên Chu Lợi bàn Đà Dà (nghĩa là con đường nhỏ LamChung).

 

Cả hai cùng lớn lên nhưng Mahapantaka thì thông minh và tài trí trong tất cả các môn học cũng như có khả năng dạy những lời thánh thiện cho mọi người trong khi Chu Lợi Bàn Đà Dà thì đầu óc chậm chạp, đần độn và bị các thầy giáo từ chối chỉ dạy.

 

Sau khi cha mẹ qua đời, Mahapantaka xuất gia, sống cùng tăng đoàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tu học và tinh thông ba tạng kinh điển, cuối cùng đạt được qủa vị A La Hán. Chu Lợi Bàn Đà Dà dùng hết gia tài của cha mẹ để lại để sống, sau đó được Mahapantaka đưa về tu viện và trở thành tu sĩ.

 

Mahapantaka muốn Chu Lợi Bàn Đà Dà học thuộc lòng câu kệ sau đây:

 

Thanh tịnh thân khẩu ý

Lìa dục nhiễm thế gian

Những ai thường nhớ nghĩ, chuyên cần

Không tìm khổ đau hay những điều vô ích

 

nhưng sau ba tháng Chu Lợi Bàn Đà Dà vẫn không nhớ được chữ nào.

 

Thánh Mahapantaka nghĩ rằng sự nhục mạ sẽ giúp em của mình thay đổi tốt nên đã nói những lời nặng nề và đuổi người em ra khỏi tu viện. Chu Lợi Bàn Đà Dà cảm thấy buồn bả và khóc cho thân phận của mình. Đức Phật với lòng từ bi, giúp Chu Lợi Bàn Đà Dà hiểu mọi chuyện và cho thầy dịp may để tiêu trừ nghiệp xấu nên dạy:

 

Cái gì kẻ ngu ca tụng

Thì bị hiền triết chê bai

Thà bị hiền triết chê bai

Hơn được kẻ ngu ca tụng

 

Sau đó, Đức Phật bảo Chu Lợi Bàn Đà Dà trì câu: “Tôi đang tẩy trừ bụi bặm, tôi đang tẩy trừ cấu uế”. Thầy vẫn không thể nào nhớ được cho nên Đức Phật bắt thầy lau chùi giày cho chư tăng. Một thời gian sau, thầy học được câu nầy.

 

Tiếp theo Đức Phật giao cho thầy nhiệm vụ vừa lau chùi chánh điện vừa trì tụng câu nầy. Mỗi lần thầy lau sạch bên phải thì Đức Phật dùng thần thông để làm dơ bên trái,  khi thầy lau sạch bên trái thì bên phải lại bị dơ và cứ thế thầy tinh tấn lau chùi cho đến khi nghiệp xấu của thầy được tiêu trừ và thầy bỗng nghe được câu sau đây:

 

Tham ái là cấu uế, không phải bụi

Sân hận là cấu uế, không phải bụi

Si mê là cấu uế, không phải bụi

Bậc trí tẩy trừ cấu uế nầy

Thận trọng tuân lời Phật dạy

 

Chu Lợi Bàn Đà Dà thành tựu qủa vị A La Hán sau khi thiền định về ý nghĩa của câu kệ nầy.

 

Đức Phật muốn mọi người biết đạo hạnh và sự hiểu biết của ngài Chu Lợi Bàn Đà Dà nên chỉ định ngài làm giáo thọ sư cho các Tỳ Kheo Ni.

 

Tuy nhiên, ni chúng không hoan hỉ về điều nầy vì họ không thể chấp nhận một bậc thầy mà trình độ hiểu biết thấp kém, đã không thể học và nhớ một câu kệ trong ba tháng. Các ni sư dàn xếp kế hoặch xấu để làm cho người thầy mới mất mặt và không trở lại ni viện trong tương lai.

 

Mười hai tỳ kheo ni chuẩn bị một Pháp tòa cao nhưng không có bậc thang để lên. Các vị khác thông báo cho mọi người trong thành phố về buổi giảng Pháp của một đại đệ tử siêu việt của Phật. Hàng trăm ngàn người đến dự và nghe Pháp ngày hôm sau. Ngài Chu Lợi Bàn Đà Dà khi tiến đến Pháp tòa cao, hiểu được ý đồ xấu của các ni sư để hại mình. Duỗi cánh tay dài như ngà voi, ngài hạ Pháp tòa xuống thấp và ngồi lên. Trước tiên ngài nhập định, trở thành vô hình, rồi bay lên không trung và thi triển bốn loại thần thông. Sau cùng ngài trở lại ngồi trên Pháp tòa.

 

Ngài bắt đầu buổi thuyết Pháp và nói rằng sẽ dạy trong bảy ngày ý nghĩa của câu kệ mà trước đó ngài không nhớ được trong ba tháng. Ngài giải thích rằng “Thanh tịnh thân khẩu ý” có nghĩa là đừng phạm mười điều bất thiện do thân khẩu ý tạo ra; “lìa dục nhiễm thế gian” muốn nói thế gian là năm uẩn, nhiễm là tam độc tham, sân, si nên phải dứt bỏ.

  

Sự giảng dạy của Ngài đã làm cho nhiều người thực chứng chân lý, một số phát triển những mong ước thành tựu đạo lộ giác ngộ hạp với căn cơ của mình, một số phát sinh tín tâm đối với Tam Bảo.

 

Về sau, Đức Phật tuyên bố rằng trong số những đệ tử của Ngài, Chu Lợi Bàn Đà Dà là người đệ tử bậc nhất về hạnh chuyển hoá tâm đưa đến sự thay đổi tốt lành trong tâm của hữu tình.

 

 

 

 

 

 

 

 Jam Tse Cho Ling Dharma Centre.© Since 2012 All Content Copyright.